Search
Close this search box.

Đầu đọc RFID là gì? Phân loại RFID Reader

Đầu đọc RFID đang trở thành thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay, nhất là lĩnh vực kiểm soát an ninh, kiểm soát ra vào. Cùng Megatech điểm lại những thông tin cơ bản về RFID trong nội dung dưới đây!

Đầu đọc RFID là gì
Đầu đọc RFID được ứng dụng rộng rãi hiện nay

Đầu đọc RFID là gì?

Đầu đọc RFID hay RFID reader, còn gọi là đầu đọc nhận dạng tần số vô tuyến. Chúng là thiết bị được sử dụng để thu thập thông tin từ thẻ RFID và được ứng dụng để theo dõi các đối tượng riêng lẻ. Sóng vô tuyến được sử dụng để truyền dữ liệu thẻ lên đầu đọc.

Xem lại công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến

Đầu đọc thẻ RFID được kết nối với hệ thống máy tính chủ hoặc qua mạng và truyền nhận dữ liệu thoe nhiều cách khác nhau. Với kết nối thông qua hệ thống mạng sẽ cho phép các đầu đọc hoạt động linh hoạt hơn so với kết nối trực tiếp với máy tính và tạo nên một mạng lưới hệ thống liên kết với nhau.

Có những loại đầu đọc RFID reader nào?

Phân loại đầu đọc RFID theo tính di động

– Đầu đọc FRID cố đinh

Là loại đọc hai cổng, 4 cổng hoặc 8 cổng và chúng hoạt động với hiệu suất cao. Những đầu đọc này sẽ được cung cấp năng lượng cao và nhận được độ nhạy đối với các ứng dụng không dành cho thiết bị di động.

Đầu đọc tích hợp cũng là một loại đầu đọc cố định nhưng chúng được tích hợp cả đầu đọc và ăng ten RFID trong 1 thiết bị hoàn chỉnh. Đầu đọc tích hợp thường là những đầu đọc có hiệu suất trung bình và được sử dụng thích hợp cho các ứng dụng có lượng thẻ RFID và cùng phủ sóng nhỏ.

– Loại đầu đọc di động

Đầu đọc RFID di động ứng dụng trong công nghiệp
Đầu đọc RFID di động ứng dụng trong công nghiệp

Thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.

Đầu đọc RFID di động thường là thiết bị cầm tay, là dạng đầu đọc nhỏ kết nối với thiết bị thông minh qua Bluetooth hoặc cổng phụ và sử dụng với các cảm ứng di động để hoạt động.

Hầu hết các đầu đọc RFID được chế tạo với các thông số kỹ thuật, tùy chọn và tính năng nhất định khiến chúng trở nên độc đáo so với các đầu đọc khác trên thị trường.

Phân loại RFID Reader theo đặc tính

Các đặc tính được phân loại phổ biến hiện nay như các tùy chọn kết nối, các tiện ích, tính năng xử lý hay tùy chọn nguồn hoặc cổng ăng ten.

– Dải tần số: 902 – 928 MHz US, 865 – 868 MHz EU

– Tính di động: đầu đọc cố định, đầu đọc di động và đầu đọc tích hợp

– Tùy chọn kết nối: Wi-Fi, Bluetooth, LAN, cổng nối tiếp, USB, cổng phụ

– Các tiện ích có sẵn như: HDMI, GPS, USB, máy ảnh, GPS, GPIO, mã vạch 1D/2D, khả năng di động

– Khả năng xử lý: Khả năng xử lý rời hay tích hợp

– Tùy chọn nguồn điện: Bộ đổi nguồn, PoE, Pin, được tích hợp trên xe, USB

– Tính có sẵn của cổng ăng-ten: Không có cổng bên ngoài, 1 cổng, 2 cổng, 4 cổng, 8 cổng, 16 cổng.

Các cách kết nối của đầu đọc RFID

Đầu đọc RFID kết nối với hệ thống máy tính, máy chủ và truyền nhận dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. Cùng với đó, kết nối thông qua hệ thống mạng cho phép các đầu đọc hoạt động linh hoạt hơn so với kết nối trực tiếp cùng máy tính. Thay vào đó, họ có thể giao tiếp với các chương trình phần mềm và các đầu đọc RFID khác để tạo ra một mạng lưới hệ thống liên kết và cùng hoạt động với nhau.

– Kết nối qua Wifi

Đầu đọc RFID kết nối với mạng hoặc máy tính chủ có thể được thực hiện thông qua kết nối Wifi với các thiết bị có hỗ trợ. Kết nối Wifi là giải pháp kết nối không dây cho các đầu đọc thẻ RFID.

Các cổng wifi và LAN thường là những lựa chọn duy nhất nếu ứng dụng cần được kết nối với mạng.

Lợi ích khi đầu đọc RFID sử dụng kết nối mạng đó là nó cho phép kết nối giữa đầu đọc với máy in hoặc các thiết bị hiện đại khác.

– Kết nối thông qua Bluetooth

Đầu đọc RFID Reader kết nối thông qua Bluetooth sẽ cho phép đầu đọc kết nối với hệ thống máy chủ mà không cần dây.

Đa phần, các tùy chọn này sẽ có sẵn trên thiết bị RFID cầm tay.

– Kết nối thông qua LAN

Đầu đọc RFID được kết nối thông qua mạng LAN hoặc mạng cục bộ sẽ sử dụng cáp Ethernet để có thể hoạt động trên cùng một hệ thống mạng.

Khi vào mạng, đầu đọc RFID có thể được tương tác với các chương trình và thiết bị được kết nối khác.

Với trường hợp một ứng dụng yêu cầu kết nối wifi với đầu đọc không được bật wifi thì cáp ethernet có thể được sử dụng để kết nối đầu đọc với kết nối không dây. Từ đó, cho phép đầu đọc có kết nối wifi.

– Cổng nối tiếp

Cổng nối tiếp được hiểu là sử dụng cáp RS232 hoặc USB để kết nối trực tiếp với hệ thống máy chủ.

Kết nối nối tiếp này sẽ tối ưu cho các ứng dụng đơn giản với một đầu đọc thẻ và hệ thống máy tính mà không cần kết nối mạng cho đầu đọc RFID.

– Kết nối cổng phụ

Với một số thiết bị cầm tay có khả năng kết nối với máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh thông qua cổng phụ như cổng âm thanh hoặc Bluetooth.

Với kết nối cổng phụ này sẽ cho phép máy kết nối với thiết bị thông minh đề phòng trường hợp kết nối Bluetooth cần được sử dụng để kết nối với một thiết bị bên ngoài khác.