Search
Close this search box.

Tìm hiểu cơ bản về RFID

Đối với những ai đã, đang hay luôn muốn tìm tòi về ứng dụng hiệu quả của các công nghệ, Hay bạn đã nghe đến RFID, công nghệ RFID hay những ứng dụng từ nó. Nhưng vẫn chưa hiểu RFID là gì, thì bài viết dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn.

Tìm hiểu cơ bản về RFID
Công nghệ RFID rất quan trọng trong đời sống hiện nay

RFID là gì?

RFID là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification hay còn gọi “nhận dạng qua tần số vô tuyến”. Có thể hiểu cơ bản, nó dùng để chỉ công nghệ mã hóa dữ liệu kỹ thuật số vào thẻ RFID hoặc nhãn thông minh. Và được một đầu đọc ghi lại qua sóng vô tuyến.

RFID tương tự như mã vạch, thông tin từ thẻ hay nhãn sẽ được thu thập bởi một thiết bị lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động

RFID thuộc về công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động AIDC – Automatic Identification and Data Capture.

Các phương pháp tự động xác định đối tượng, tập hợp thông tin dữ liệu và nhập trực tiếp dữ liệu đó vào hệ thống máy tính mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Các phương pháp RFID sử dụng sóng vô tuyến để thực hiện điều này.

Hoạt động ở mức độ đơn giản, thì hệ thống RFID bao gồm ba thành phần là: thẻ RFID hoặc nhãn thông minh, đầu đọc RFID và ăng ten.

Thẻ RFID chứa một mạch tích hợp và một ăng ten, được sử dụng để truyền dữ liệu đến đầu đọc RFID. Sau đó, đầu đọc sẽ chuyển đổi sóng vô tuyến sang dạng dữ liệu dễ sử dụng hơn.

Thông tin được thu thập từ các thẻ sau đó được trao đổi thông qua giao diện truyền đạt để tới được hệ thống máy tính chủ, nơi dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và được phân tích ngay sau đó.

Có ba dải tần số chính được sử dụng để truyền RFID – Tần số thấp (LF) 30 – 300 kHz, Tần số cao (HF) 13.56 MHz và Tần số cực cao (UHF) 300 – 3000 MHz. 

Các ứng dụng của RFID

RFID với những tính năng nhận dạng đơn giản nhất, giao tiếp không dây và tiết kiệm chi phí, chắc chắn sẽ mang đến những lợi ích thiết thực nhất.

Các ứng dụng có thể thấy như:

Kiểm soát xe, phương tiện

– Quản lý hàng hóa

– Theo dõi tài sản

– Quản lý nhân sự

Kiểm soát việc ra vào các khu vực hạn chế

– Quản lý chuỗi cung ứng

Kiểm soát an ninh

Có thể thấy, RFID là công nghệ được ứng dụng vô cùng rộng rãi hiện nay và chúng cũng được ứng dụng nhiều trong đời sống. Công nghệ này vẫn đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhờ vào những tiềm năng của nó.